Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Có một Đà Nẵng

  
Mây nước 

Nhìn ra cửa vịnh
Hải Vân mây phủ

Trên đỉnh đèo

Nơi sông Cu Đê gặp biển

Có ông già nhà ai đang thơ thẩn bên cầu

Lại còn giả bộ suy tư

Cầu Thuận Phước

Mây chiều về ngủ trên bán đảo Sơn Trà


Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Ký ức Mậu Thân

Mùng mười tết về Quảng Nam  thắp hương mộ ba Khanh,
chợt tình cờ nhìn thấy tấm biển này. Giật mình, những 45 năm rồi ư?
Người chết đã chết, người sống cũng một đời day dứt.



Đài  DRT2 Đài Nẵng đang phát chương trình Ký ức tết Mậu Thân. Khách mời có các bác Phạm Thanh Ba, Lại Nam Dương, Nguyễn Đình An, các bác kể lại chuyện chiến dịch Mậu Thân của 45 năm trước. .. Khi nói về những sai sót dẫn đến tổn thất nặng nề... giọng các bác khàn khàn đứt quãng mãi đến cuối chương trình... cho tôi hiểu ra- người còn sống như các bác cũng chẳng phải dễ dàng gì.

Chiến dịch Mậu Thân người làng Tư Phú- Gò Nỗi quê tôi chết hàng loạt, bất kể chiến binh hay người dân vô tội. Chết nhiều đến nỗi chôn không kịp.
Mậu thân bà nội tôi mất con trai, con rể.
Mậu Thân  các cậu  tôi người là y sĩ, người vừa học xong tú tài cũng ra trận rồi vĩnh viễn nằm lại đâu đó để cho ngoại tôi vàng vỏ héo hắt suốt một đời.
Mậu Thân ba tôi chết khi các con còn chưa biết khóc cha -  MH em tôi  mẹ còn ẳm ngữa trên tay.
Mậu Thân trên quê hương Việt Nam tôi có bao nhiêu người mẹ mất con, bao nhiêu  người vợ trẻ phải góa bụa, có bao nhiêu những đứa trẻ mồ côi ... Dằng dặc những phận người khổ đau, bất hạnh. Biết lấy gì bù đắp? 

Nhìn xuống bên đời

Chú D bạn ba đến chơi nhà hôm 25 tháng chạp năm ngoái vừa nhắc nhở vừa trách móc:
- Sao không mua hoa hòe gì trang trí nhà cửa cho có không khí tết! 
Mẹ Th nghe rồi vẫn không thể nào làm được. Chiều 28 tết ba Tr sốt ruột không chịu nỗi nên giục:
- Mẹ đi mua ít hoa và trái cây về cúng ông bà!

Ừ! thì mua. Dù có thế nào thì cũng là truyền thống, rồi còn hương hồn ông bà tổ tiên.
Đi chợ cùng con gái, mua đơn giản mấy thứ, con không ý kiến gì. Về nhà con chăm chú cắm hoa. Căn nhà bỗng sáng lên, đã có hơi hướng tết.

Cũng sẽ không thật công bằng với các con nếu cứ mang những trăn trở của mình làm nặng nề không khí gia đình. Các con đang tuổi ăn tuổi lớn. Nhưng con nhìn ra ngoài kia đi:

 - Cái thùng rác bên đường chừng nửa tiếng lại có một người đến bới tìm, những mong nhặt được cái gì có thể bán được. Trước đây đi sục tìm trong thùng rác chỉ thấy là việc của các bà già, nay thì cả người trẻ nữa.
-  Nhà mình ở gần trường đh, mẹ và con còn thấy các bạn sv chắc không có tiền xe về tết cũng đeo khẩu trang đi tìm nhặt.
 - Vợ chồng người công nhân trẻ theo ca đến ngày cuối để nhận về được món tiền lương ít ỏi. Mua sắm dè xẻn : áo đầm cho con bé chị bảy mươi ngàn, bộ đồ thun cho thằng em năm mươi ngàn,...còn phải dành cái ăn ngày ra giêng cho các con còn nhỏ. cô H hai mươi lăm tuổi, chồng cô ấy hai chín- họ đang độ sung sức và họ đã lao động cật lực mà chỉ được có vậy. Rồi mai kia biết sẽ thế nào?

 Chợ hoa ngày giáp tết, chậu cúc to đùng giá chỉ năm mươi ngàn, người nghèo chờ đến trưa ngày cuối năm mua cây hoa hai ngàn, ba ngàn... Nhìn khuôn mặt người thấy mệt mỏi, buồn thiu, thấy trĩu nặng những lo toan.

Năm rồng nhiều kì vọng đã qua. Lỗi không phải ở con rồng không tưởng ấy.