Chuyện nhà là góc nhỏ riêng tư, không chủ ý đăng bài của người khác. Nhưng bắt gặp tiếng kêu cứu của cô giáo Huyền Thi...Mong muốn của cô là tiếng kêu đến được xã hội. Mình xin phép đăng lên đây để tiếp thêm cho cô chút sức lực.
Mái trường không bình
yên Thứ Sáu, 14/09/2012, 07:20 (GMT+7)
TT - Không biết những
dòng viết của tôi - một giáo viên bình thường, hay đúng hơn là một người dân
bình thường đang sống thấp thỏm trên mảnh đất Bắc Trà My (Quảng Nam) đầy “chấn
động” này - có đến được với công luận hay không.
Nhưng tôi vẫn viết, vì những dòng viết
này còn mang theo bao niềm hi vọng của những người dân nhỏ bé và đặc biệt là
những ước mơ, hoài bão còn chưa thực hiện của các học trò đang ngày ngày quấn
quít bên tôi.
Tôi lớn lên từ trong lấm láp của những
ngày chăn trâu cắt cỏ ở đất mỏ Nông Sơn. Cũng như lũ bạn cùng trang lứa, cùng
nghèo khổ, nhưng không thôi mơ ước ngày mai sẽ đổi đời bằng con đường học tập.
Ngày ra trường đại học, tôi tìm cho mình một miền “đất hứa” để dừng chân. Duyên
phận đã đưa tôi đến với Trà My. Tôi chọn nơi này để gửi bao ước mơ và nguyện
đem sức trẻ, trí tuệ, tình yêu cống hiến cho đời; ngày ngày tìm niềm vui bên
trang giáo án và đám học trò ngây thơ, đáng yêu trên vùng sơn cước bình yên
này.
Mười ba năm trôi qua, tôi sống hạnh phúc
với những gì mình đã chọn. Nhìn những đứa học trò hiền ngoan tươi cười đến lớp,
lòng tôi rộn rã, tôi thật sự bằng lòng với những gì mình đã chọn lựa.
Nhưng sự bình yên dưới mái trường thân
yêu của tôi bỗng chốc bị xáo trộn. Đầu tiên là những con đường bị băm nát bởi
những vết xe ngày đêm hùng hục chở đất đá ngăn sông đắp đập. Đám học trò tôi
chen chân trong cát bụi đến trường.
Rồi hôm nay, những cơn dư chấn của lòng
đất đã tạo thành “dư chấn” của lòng tôi. Những tiếng nổ như tiếng sấm đêm đêm
vọng về khiến mọi thứ bất an. Những vết nứt của những con đường, những ngôi
nhà, những mái trường, công sở đã tượng hình niềm lo âu, nỗi sợ hãi cho các em
học sinh và người dân lam lũ mà bình yên bên những cánh rừng, bên dòng sông
Tranh thơ mộng ngày nào.
Tôi không biết phải giải thích thế nào
với học trò mình về động đất. Tôi càng không biết huấn luyện các em ứng phó với
thảm họa như thế nào. Học trò tôi ở lứa tuổi cấp III, khi trường rung các em
nam ngồi gần cửa sổ thì nhảy vụt ra ngoài, các em nữ thì đứng co ro nơi góc
tường hoặc chui tọt xuống gầm bàn. Có hôm cô trò ôm nhau khóc... Nhưng những
đồng nghiệp của tôi, những cô giáo dạy cấp I, II học trò non nớt hơn nên mỗi
lần động đất là một lần thất thần.
Trẻ con, học sinh là những đối
tượng rất dễ bị tổn thương trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lẽ ra phải được sống
trong sự bảo bọc của gia đình và xã hội. Gầm bàn, góc tường hay những cú nhảy
băng qua cửa sổ theo bản năng mà phản ứng sinh tồn các em có được sẽ không an
toàn nếu các em không có kiến thức về động đất. Hơn bao giờ hết, các nhà chuyên
môn hãy đến đây dạy cho cô trò chúng tôi lúc này những kiến thức về động đất.
Cầm bút viết những dòng này tôi vẫn còn
bị ám ảnh bởi bao cơn “giận dữ” của lòng đất và bao ánh mắt thất thần của học
sinh ngay trong giờ giảng của tôi. Quả thật, động đất - điều tưởng chừng như
giấc chiêm bao - giờ là sự thật khốc liệt đã và đang xảy ra, không biết đến bao
giờ kết thúc trên mảnh đất Bắc Trà My này.
Nhìn cảnh người dân lúng túng ứng phó hay
lo sợ bỏ làng ra đi, chứng kiến bao phụ huynh làm đơn chuyển trường cho con,
trải nghiệm cuộc sống xáo trộn, nghe những câu nói ngây ngô: “Học làm chi rồi
cũng chết cô ơi...”, “Động đất nữa hả mẹ...”, lòng tôi thật đau xót vô cùng. Là
một giáo viên, tôi chẳng thể làm được gì ngoài tấm lòng chia sẻ chân thành với
phụ huynh, với học trò... mà tấm lòng của tôi thì có giúp được gì cho họ trong
lúc cấp bách này. Tôi cũng từng đem chút kiến thức nhỏ nhoi về kỹ năng ứng phó
với động đất đã góp nhặt được trên mạng “khuyến mãi” để trấn an các em học sinh
nhưng không sao làm các em tin được.
Tôi mong những dòng chữ này đến được với các
cơ quan chức năng, tha thiết mong họ hiểu được nỗi lòng của tôi cũng như bao
người dân trên mảnh đất Trà My nghèo khó này. Tôi cũng tha thiết mong ngành
giáo dục, các cơ quan hữu quan sớm có giải pháp cụ thể, thiết thực giúp chúng
tôi an tâm sống, công tác, học tập và cống hiến để ngày ngày những bước chân
đến trường thêm vững chắc, những tiếng cười thêm rộn rã, những ước mơ, hoài
bão được bay cao.
|
Lần đầu ghé Chuyện Nhà. Ấn tượng lắm. Xứng danh dân Điện Quang dọc ngang ngất trời [h]
Trả lờiXóaVui mừng đón bạn quí đến nhà. Đừng có mà chọc quê người ta nghen.
Trả lờiXóaKhốn khổ khốn nạn cho dân QNam quá.
Trả lờiXóaTội nghiệp cho người dân ở đó quá. Kêu vậy mà còn chưa thấu trời.Hay không có trời nhỉ?
Trả lờiXóa