Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Giáo viên bồi dưỡng tại giường


Sở dĩ mình viết lên đây là vì con gái phân bì: mẹ suốt ngày viết về con này, người khác mà không viết dòng nào về anh đẹp trai- nhân vật quan trọng thuộc hàng số 1 của nhà 377.

Anh đẹp trai sinh năm năm tám. Dài cũng gần mét tám, trọng lượng tương ứng, tóc tai hơi khiêm tốn.
Học vấn: đại học- tốt nghiệp ở nước ngoài.
Năng lực ngoại ngữ: đọc, hiểu viết được tiếng các dân tôc Nga, Thái Lan và Lào.
Kinh nghiệm: từng làm trợ lý cho cô Đặng Thị Xuân- giáo viên cấp 1( anh là cha mẹ hs)
Thành tích: dạy đối tượng từ trình độ mù chữ Việt Nam đến biết đọc biết viết. Số lượng học sinh:2.

Anh đẹp trai theo từng giai đoạn lịch sử cũng có biệt hiệu khác nhau. Lúc nhỏ ngơ ngác, bạn trêu  là :gà luộc. Kết hôn xong anh em bạn bè gọi là Trạng- Thuỷ. Ở bên Lào, anh là ải Việt. Sinh con trai, anh trở thành Ba Zippo. Suốt ngày càm ràm, vợ con gọi là: sầm nhức xương...

Thành tích của anh đẹp trai thì nhiều lắm, nhưng nỗi bật trong các thành tích đó là anh từng làm giáo viên bồi dưỡng tại giường. (?)

Công bằng mà nói, thì ban đầu anh cũng không chịu dạy đâu. Với tư cách phụ huynh, anh đã đưa đối tượng cần học tiếng Việt đến các trường lớp khác nhau, cày cục hết thầy này đến cô nọ, nhưng thấy không ăn thua, đành phải lên kế hoạch: tự dạy lấy.
Anh tìm mua riêng cho mình một bộ sách Tiếng Việt về nghiền ngẫm.
Ban đêm: khi đối tượng đã mệt nhoài vì bài vở, lên giường nghỉ ngơi, đó là lúc thầy bắt đầu hành nghề.

Lớp thứ nhất: cô học trò lớp 4 dự bị trường THSP từ 8h đến 9h tối. Thầy đọc bài, trò nghe. Thỉnh thoảng có đối thoại và giảng nghĩa.Có hôm vừa dỗ dành vừa hát. Kết thúc tiết học, trò cũng đã ngủ lơ mơ. Thầy chuyển sang giường khác- dạy lớp thứ hai.
Lớp thứ hai: trò cũng đang dự bị lớp 6- bậc trung học học. Ở lớp thứ hai này rôm rả hơn. Thầy trò tranh nhau nói- chỉ khác thầy nói tiếng Việt, còn trò thì nói tiếng Lào. Học trò liến láu nói không dứt, thầy khó khăn lắm mới ổn định trật tự được.

Thầy dạy như thế đến tháng thứ ba thứ tư học trò đã có tiến bộ. Cứ nghe tiếng trò hai lớp cải nhau thì biết- chúng nói tiếng Việt cả đấy. Chỉ khi nào giận quá con em mới nói:”ải pên pặc nắ mã!, còn thằng anh thì là: Mỉu pên y...! Trò nói câu ấy bằng tiếng Lào là vì sợ người ngoài nghe mình chưởi bậy.

Hết học kì I, học trò của thầy đều đạt điểm trung bình các môn học. Thầy vui như mở hội
Xong học kì II, hai trò đều lên lớp- không thiếu điểm môn nào. Cô chủ nhiệm đề nghị cho hai em vào học chính thức.Với thành tích đó, thầy tự động giải tán lớp và từ chức luôn.

...Zippo - học trò cũ của thầy vừa đỗ vào đại học. Thầy đang vui. Mình tình cờ thấy bài này trong kho, post lên gọi là góp chuyện.
ttt.tháng 9/2012

10 nhận xét:

  1. Con Lào của me Th vào đh Lào hay Việt? (DSG)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu yêu môn hóa học. Vào cử nhân hóa ĐH Đà Nẵng.

      Xóa
  2. Cảm động thay tình cha.

    Trả lờiXóa
  3. Chúc mừng thành quả bước đầu của cháu và cha mẹ cháu. Đang chờ đt mời liên hoan mà chưa thấy, nháp dần đi là vừa.

    Trả lờiXóa
  4. Nhà này có truyền thống vui buồn lẳng lặng. Em hỏi rồi, con nói không muốn tiệc tùng gì.

    Trả lờiXóa
  5. Chị nói nghe nhẹ như không. Nhưng em biết không phải thế. nhiều người từ Lào cũng muốn đem con về nước học. Nhưng rồi cũng thất vọng lại đem sang vì các cháu không theo kịp.

    Trả lờiXóa
  6. Truyền thống của "dân Quang Nam" là: "Có nghèo cũng phải làm bữa mỳ", cơ bản là thành phần tham dự và "qui mô" cái "bữa mỳ" nớ thôi. Con thì "không muốn tiệc tùng" nhưng ba và các các bác các chú thì ưng "hội hè", làm bữa mỳ đi mẹ Mỹ ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì "mì quảng" vậy. Nhưng phải đến cuối tuần sau. Em bận đi Đaklak có lẽ phải đến thứ 5 tuần sau mới về. Bác Dũng nhịn đói vài ngày để chuẩn bị ăn mì nhé!

      Xóa
  7. Em vào mục: Thiết kế, chọn Cài đặt, chọn Bài đăng và nhận xét, Chọn: Không ở mục: Hiện chữ xác minh.
    Mọi người nhận xét sẽ đỡ dau mắt khi phải xác minh không phải là rô-bôt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, em sẽ thôi "không tỏ ra nguy hiểm" nữa.

      Xóa