Sợ thất lễ với người lớn, đầu tuần, mình đến nhà máy Bia - Nhà máy to bậc nhất nước Lào thời ấy
. PGĐ kinh doanh ông Khăm Xỏn tiếp nhận mình dễ dàng (hình như đã biết trước).
Ông bảo mình đến phòng văn phòng làm thủ tục. Cô nhân viên văn phòng bảo mình: chị viết đơn đi. Mình lúng túng thật sự. Nhìn
quanh không thấy ai quen, đành phải đối diện thôi.
Mình trình bày với cô kia là mình
không biết chữ. Cô này tròn mắt ngạc nhiên rồi mắng - Ơ! trông mặt mày sáng sủa
thế kia, mà không biết chữ là thế nào!
Dốt sao không chịu học. (có lẽ cô chưa biết mình là người Việt Nam
mới sang Lào) Có chị chừng ngoài ba mươi ngồi phía bên kia nghe chuyện, chị đi
đến cười hiền hoà bảo, nào chị sẽ
viết giúp, em đọc tên nhé.
Đơn viết xong, mình ký rồi nộp.Trước khi ra về, cảm thấy có lỗi đã làm phiền họ, mình nói : các chị cho em xin ba tháng nữa, em sẽ học.
Gia đình mình trở thành một trong những đại lý
của nhà máy bia Lào. Công việc làm ăn nhanh chóng phát triển, từ tiêu chuẩn mỗi
tuần chỉ có 15 kết bia dần đã lên đến 500,
rồi 1000 kết mùa cao điểm.
Không chỉ trong giới đại lý bia Lào tại Viêng chăn mà một số người
buôn bán bia lớn ở miền Nam, miền Bắc cũng biết vợ chồng mình. Lúc có việc phải
đến nhà máy, mọi người ở đây đều nhìn
mình thân thiện như người nhà - tiếng Lào gọi là “khôn hầu êng”. Chuyện mình
không biết chữ như chuyện tiếu lâm. Các anh chị ở đây hay kể.
Bọn học trò ở trường Ngoại ngữ Bộ
Nội Vụ nơi mình dạy, cười ngất khi nghe cô kể về giai thoại ngày viết đơn làm
đại lý. Có đứa còn tỏ ra nghi ngờ. Cô mà không biết chữ à!. Cô sao lại không
biết chữ?
Mình chịu khó học, động lực là để
hiểu học trò mình, để dạy các em được tốt hơn.
Có lần khi kiểm tra trình độ tiếng Lào ở trường Đại
học quốc gia Đồng Đột Lào, thầy A Nụ giảng viên khoa văn nói: thầy muốn mình
học chuyên sâu vào Văn học Lào.Chỉ hai năm nữa thôi mà! Mình quí thầy lắm. cũng muốn học, nhưng cuộc sống cứ
lôi đi.Tiếng Lào cũng chỉ đến vậy.
Sau này, khi mình soạn giáo án giảng dạy phục vụ trường NN Bộ
NN, rồi dịch các tài liệu về cây cao su từ tiếng Việt sang
tiếng Lào, cho bà con người Lào trồng cao su. Vất vả lắm, đôi khi mướt mồ hôi,
nhưng mình nghĩ -cũng phải làm gì đó, để trả ơn mảnh đất, con người đã cưu mang
mình.
Kỉ niêm yêu thương,20 năm với nước Lào : 30/4/1992-30/4/2012
Vũ Thu Hương
Vũ Thu Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét