Chuyến xe đò Đà Nẵng - Huế chiều
hôm ấy người đông lắm. Vì là chiều thứ bảy, ngoài Huế lại đang có lễ hội. Hành khách và tài xế đều vội vã.
Qua khỏi hầm Hải Vân, phụ xe bắt
đầu thu tiền. Giá vé cao hơn bình thường một ít. Nhà xe giải thích: đây là
chuyến tăng cường, phải thu thêm để bù lượt về không có khách. Nhiều người có vẻ
không bằng lòng, nhưng rồi ai cũng rút tiền trả.
Đến lượt nhóm ba người bạn trẻ ngồi ở hàng ghế sau cùng thì mọi chuyện không suông sẻ.Các em không đồng ý trả thêm tiền phụ thu, kiên quyết chỉ trả đúng bằng giá vé thường ngày. Bọn nhỏ cũng lý sự: thì hôm nay khách đông, chúng cháu đã ngồi chật như nêm thế này còn gì. Chú đi xe thì phải tự cân đối, sao bắt hành khách phải chịu...Chúng cháu không còn tiền nữa, chỉ có tất cả bằng ấy thôi...
Đến lượt nhóm ba người bạn trẻ ngồi ở hàng ghế sau cùng thì mọi chuyện không suông sẻ.Các em không đồng ý trả thêm tiền phụ thu, kiên quyết chỉ trả đúng bằng giá vé thường ngày. Bọn nhỏ cũng lý sự: thì hôm nay khách đông, chúng cháu đã ngồi chật như nêm thế này còn gì. Chú đi xe thì phải tự cân đối, sao bắt hành khách phải chịu...Chúng cháu không còn tiền nữa, chỉ có tất cả bằng ấy thôi...
Tôi ngồi nghe và xâu chuổi câu chuyện. Ba bạn trẻ này là sinh viên của một trường đại học ở Đà Nẵng, nhân ngày nghỉ, họ rủ nhau đi về nhà bạn ở Cầu Hai. Cũng tiết kiệm mãi mới có đủ chi phí đi về cho cả ba người. Giờ nếu phải trả thêm tiền vé phát sinh thì gay go.
Lời qua tiếng lại một hồi, nhà xe chừng đuối lý, bắt đầu giở giọng hàm hồ:
- Không đủ tiền thì xuống.
Cái từ xuống được buông ra như phán quyết của toà. Dõng dạc, đanh thép, có hàm ý đe doạ.
Và rồi họ làm thật, tài xế định dừng xe ở một quãng đồng trống vắng hiu để bỏ bọn trẻ xuống.
Xuống xe ư? ba đứa con gái tuổi mười tám mười chín giữa đoạn đường vắng ngắt thế này... Cả xe đầy người lặng im phăng phắc. Không một ai can ngăn, không có lấy một lời khuyên.
- Không đủ tiền thì xuống.
Cái từ xuống được buông ra như phán quyết của toà. Dõng dạc, đanh thép, có hàm ý đe doạ.
Và rồi họ làm thật, tài xế định dừng xe ở một quãng đồng trống vắng hiu để bỏ bọn trẻ xuống.
Xuống xe ư? ba đứa con gái tuổi mười tám mười chín giữa đoạn đường vắng ngắt thế này... Cả xe đầy người lặng im phăng phắc. Không một ai can ngăn, không có lấy một lời khuyên.
Bọn nhỏ chừng cũng đã sợ, Và tôi,
một người lớn bằng tuổi cô chú anh chị nó, tình cờ chứng kiến câu chuyện từ đầu, cũng thấy hoang mang, bất lực và xấu hổ.
Chợt nghĩ ra là chủ xe làm to chuyện cũng chỉ vì muốn được thêm tiền. Bọn nhỏ vì nghèo mà phải chịu đựng bị xúc phạm. Tôi hỏi nhà xe: nếu các em nó trả đủ tiền, thì không có vấn đề gì nữa phải không? Anh ta ừ. Tôi vội nói mau: vậy tôi sẽ trả bù phần còn thiếu cho các cháu. Anh cứ thu của chúng nó bằng ấy thôi, rồi cho xe đi tiếp đi.
Chợt nghĩ ra là chủ xe làm to chuyện cũng chỉ vì muốn được thêm tiền. Bọn nhỏ vì nghèo mà phải chịu đựng bị xúc phạm. Tôi hỏi nhà xe: nếu các em nó trả đủ tiền, thì không có vấn đề gì nữa phải không? Anh ta ừ. Tôi vội nói mau: vậy tôi sẽ trả bù phần còn thiếu cho các cháu. Anh cứ thu của chúng nó bằng ấy thôi, rồi cho xe đi tiếp đi.
Tôi đưa cho anh ta số tiền bù. Anh ta cầm, chừng như cũng có chút ái ngại;.ánh nhìn thoáng bối rối. Tôi bảo không sao đâu. Tôi cũng từng
là sinh viên đi học xa nhà. Tôi hiểu. Để anh ta không phải thanh minh, tôi
thuyết phục là tôi có tiền, giúp trẻ con tí chút cũng không sao. Anh ta phân trần:
chị biết không, hôm nay thấy khách đông, nên tôi chạy thêm chuyến. Lượt về, cầm chắc chạy xe không. Nếu không thu thêm, chắc sẽ lỗ. Giọng anh ta bỗng chùng xuống: Xăng dầu, rồi
vật giá thời buổi này chắc chị cũng hiểu.
Vâng tôi hiểu và thông cảm cả cho anh nữa. Thực ra anh cũng không phải ác nghiệt gì.
Vâng tôi hiểu và thông cảm cả cho anh nữa. Thực ra anh cũng không phải ác nghiệt gì.
Xe lại tiếp tục
đi. Hành khách trên xe mỗi người một tâm trạng. Mấy đứa nhỏ thì thầm cái gì phía
đằng sau tôi không nghe rõ. Tôi cũng bận rộn với ý nghĩ: Trời ạ, nếu hôm nay
mình cũng không có tiền, thì biết làm sao! Tôi thầm biết ơn những đồng tiền dẫu chẳng
nhiều nhặn gì và để có được nó tôi cũng phải mướt mồ hôi.
...Xe dừng đột ngột, cắt đứt dòng
suy nghĩ đang miên mang trong tôi. Ba đứa nhỏ xuống xe, chúng đến chào tôi và nói:
Cô ạ, chúng cháu cám ơn cô. Chúng cháu xin gửi trả lại cô tiền lúc nãy. Cả ba đứa cười chào
tôi. Nụ cười thiện cảm, trẻ thơ đã sớm nhuốm bụi đường.
Đà Nẵng, tháng năm năm mười hai.
TTT
THÀNH VIÊN LỚP SỬ K6 - ĐHTH Huế18:05:00 GMT+07:00 Ngày 29 tháng 12 năm 2012
Trả lờiXóaTTT thường làm những chuyện nghĩa hiệp
" giữa đường dẫu thấy bất bình mà tha " tính
cách của Lục Vân Tiên . Lần trước khi còn
là sinh viên một lần đi thực tập ở A Lưới
vì thương đứa trẻ bị ghẻ ngứa , T tắm rửa
kỳ cọ cho cháu ,tuy biết trước có thể bị
lây ,và bị lây thật , làm xấu dung nhan ,
nhưng may mắn sớm khỏi . B nhớ lời người
xưa dạy : việc thiện dù nhỏ cũng phải làm
việc ác một chút cũng phải tránh . Chào T
NB
Trả lời
Trả lời
THÀNH VIÊN LỚP SỬ K6 - ĐHTH Huế13:52:00 GMT+07:00 Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Lúc nhỏ mẹ mình hay mắng là "lanh chanh", lớn lên bạn bè hay chê là "bao đồng". Cũng vì vậy mà không ít lần rước họa vào thân. Có lúc cũng muốn nhắm mắt làm ngơ, thôi đi cho yên thân... nhưng bản tính khó mà thay đổi.T
Trả lời
Pho An13:27:00 GMT+07:00 Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Nhân nào sanh quả nấy,
Khá lựa giống gieo trồng,
Cơ tạo xây vần mãi,
Đúng kỳ cây trổ bông.
Trả lời
Trả lời
Mình xóa bài bên lopsuk6.blogspot.com nên rinh mấy cái còm này qua đây. Các bạn thông cảm T
THÀNH VIÊN LỚP SỬ K6 - ĐHTH Huế13:45:00 GMT+07:00 Ngày 31 tháng 12 năm 2012
Cám ơn chú đã ghé qua và có lời động viên.
Sắp hết năm cũ rồi. Năm mới chúc cả nhà vui vẻ, hạnh phúc! T
Trả lời
đtd11:16:00 GMT+07:00 Ngày 01 tháng 1 năm 2013
Đầu năm chúc bạn cùng gia đình sức khỏe và dồi dào phúc lộc để tiếp tục gieo hạt giống thiện cho đời và cho người.
Trả lời